Hướng dẫn đọc giá trị điện trở cơ bản
Hướng dẫn đọc giá trị điện trở cơ bản
Đối với điện trở ta quan tâm 2 thông số chính:
- Trị số (tất nhiên, ví dụ 1 Ohm, 2.7 kOhm, 1.5Mohm, …)
- Công suất: Loại thường dùng nhất là 0.25W, người ta mặc định nói đến điện trở mà ko nói thêm “bao nhiêu watt” thì ai cũng hiểu là 1/4W.
Ngoài ra ta còn phải để ý đến “sai số”. Tất nhiên, điện trở sai số 1% thì phải tốt hơn loại sai số 5%.
Các mức sai số: 20%, 10%, 5%, 2%, 1%, 0.5%, 0.25%, 0.1%.
Ở bài viết này mình xin giớt thiệu với các bạn cách đọc điện trở cơ bản cho người mơi vào ngành điện tử. Loại trở cơ bản thông dụng nhất đối vơi các bạn sinh viên là trở thường loại 1/4w.
Đây là hình ảnh một số loại trở các bạn sinh viên hay dùng:
Trở 220 ôm-1/4W
Trở 330 ôm-1/4w
Trở 8k2 - 1/4w
(Bên trên là một số hình ảnh các loại trở mà các bạn sinh viến hay dùng để làm các sản phẩm led trái tim. Giá của nó rất rẻ nên các bạn k lo về vấn đề giá cả nhé)
Bây giờ mình sẽ hướng dẫn các bạn đọc giá trị của nó nhé
Đọc trị số theo vạch màu (Thông thường điện trở có 2 loại: 4 vạch màu và 5 vạch màu . Trị số điện trở được quy định bởi bảng mã màu.)
Các bạn cần nhớ thứ tự: Đen – Nâu – Đỏ – Cam – Vàng – Lục – Lam – Tím – Xám – Trắng ứng với các chữ số từ 0 –> 9.
- Đối với điện trở 4 vạch màu:
2 vạch chỉ chữ số – 1 vạch hệ số nhân – vạch ngoài cùng là dung sai (sai số).
Loại điện trở 4 vạch màu có sai số là 5%, 10%, hay 20% với màu tương ứng trên bảng mã màu, cột thứ 3: 5% ứng với màu nhũ vàng, 10% ứng với màu nhũ bạc, nếu không có vạch sai số thì ứng với dung sai là 20%.
Hai màu này khác biệt với các màu chỉ chữ số còn lại, do đó ta thường dựa vào vạch màu nhũ vàng hay nhũ bạc để phân biệt nên đọc các vạch màu trên thân điện trở theo chiều nào.
Tất nhiên, vạch dung sai chỉ cho ta biết sai số, khi đọc giá trị chúng ta không đọc vạch này.
Ví dụ:
- Đối với điện trở 4 vạch màu: Hình trên bên trái: Lần lượt đọc là Vàng-Tím-Đỏ (4-7-2), trong đó Đỏ là vạch hệ số nhân ( x 102) Vậy giá trị điện trở là: 47 x 102 = 4700 Ohm = 4.7 kOhm.
- Đối với điện trở 5 vạch màu: 3 vạch màu đầu tiên là chữ số, vạch thứ 4 là hệ số nhân, vạch cuối cùng là sai số. Loại này thường gặp loại có sai số 1% hay 2% (vạch sai số màu nâu hoặc đỏ). Cách đọc
tương tự loại có 4 vạch màu. Ví dụ: Nâu – Đen – Đen – Nâu = 100 x 101 = 1000 Ohm = 1 kOhm